Bạn đã từng nghe về kỹ thuật nâng xoang trong trồng implant? Bạn thắc mắc không biết nâng xoang là gì và vì sao cần nâng xoang trong cấy ghép implant? Hay bạn được chỉ định nâng xoang và muốn tìm hiểu thêm về phương pháp này? Hãy theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé!
Mục lục
- Nâng xoang trong trồng răng implant là gì?
- Khi nào cần nâng xoang?
- Trường hợp không nên nâng xoang trồng implant
- Các kỹ thuật nâng xoang trong trồng răng implant
- Quy trình cấy ghép Implant có nâng xoang
- Lưu ý sau khi nâng xoang khi trồng implant
- Nha khoa Thúy Đức – địa chỉ trồng implant uy tín, an toàn tại Hà Nội
Nâng xoang trong trồng răng implant là gì?
Nâng xoang là thủ thật y khoa được thực hiện nhằm tăng cường thể tích xương và cải thiện chiều cao xương hàm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấy ghép implant.
Theo đó, các trường hợp mất răng ở hàm trên, đặc biệt là vị trí gần với xoang như răng số 6 và số 7, xương hàm có thể tiêu đi một phần. Điều này khiến xoang hàm mở rộng và dần hạ thấp xuống, làm cho việc đặt trụ implant gặp khó khăn do chiều cao xương không đủ.
Lúc này, nâng xoang là việc cần thiết để có đủ không gian cho việc đặt trụ implant. Bác sĩ sẽ tiến hành đặt vật liệu phù hợp vào giữa bề mặt xương hàm và màng xoang, từ đó tăng thể tích và chiều cao xương hàm, đồng thời giúp cải thiện cả mật độ và thể tích xương, đảm bảo khả năng nâng đỡ trụ implant.
Khi nào cần nâng xoang?
Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định nâng xoang trước khi cấy ghép implant trong các trường hợp:
- Mất răng lâu năm khiến xương bị hàm bị tiêu nhiều hoặc xương hàm quá mỏng, xương xoang tụt sâu.
- Xương hàm trên bị tiêu không quá nhiều nhưng vẫn không đáp ứng đủ tiêu chuẩn cần thiết cho việc cắm trụ implant.
Tìm hiểu chi tiết: Tiêu xương hàm có cấy implant được không?
Trường hợp không nên nâng xoang trồng implant
Nâng xoang trồng implant không được khuyến khích trong các trường hợp:
- Người chưa đủ 18 tuổi, xương hàm chưa phát triển hoàn toàn
- Người mắc các bệnh lý liên quan đến xoang hàm
- Người đang có viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.
- Khoảng liên hàm không đủ để tiến hành phục hình trên Implant.
Các kỹ thuật nâng xoang trong trồng răng implant
Hai phương pháp nâng xoang thường được áp dụng hiện nay là nâng xoang kín và nâng xoang hở. Trong đó:
Nâng xoang kín
Với kỹ thuật nâng xoang kín, bác sĩ sẽ thực hiện nâng xoang từ bên trong, thông qua lỗ cấy ghép implant. Quá trình này sẽ diễn ra đồng thời trong ca phẫu thuật đặt trụ implant.
Ưu điểm của kỹ thuật này là ít xâm lấn, không tác động nhiều đến mô mềm, hạn chế tình trạng sưng đau cho người bệnh. Tuy nhiên, nó đòi hỏi tay nghề, kinh nghiệm và sự khéo léo của bác sĩ thực hiện. Đồng thời chỉ thích hợp với các trường hợp:
- Xoang hàm trên không bị tụt quá thấp, chiều cao xương đạt khoảng 4 – 8mm và chỉ cần cấy một lượng xương nhỏ.
- Đáy xoang hàm không có dịch trong khoang, không có vách ngăn và không bị gồ ghề hay xơ dính…
Nâng xoang hở
Với phương pháp nâng xoang hở, bác sĩ sẽ thực hiện nâng xoang thông qua vách ngăn ở khu vực nướu bên cạnh răng đã mất.
So với kỹ thuật nâng xoang kín, nâng xoang hở có mức độ xâm lấn cao hơn và gây sưng đau nhiều hơn. Người bệnh sẽ cần chờ một thời gian nhất định để xương và xoang phục hồi hoàn toàn rồi mới tiến hành cấy ghép implant.
Nâng xoang hở thường được áp dụng trong các trường hợp:
- Xương hàm bị tụt nhiều nhiều, chiều cao xương còn lại ít hơn 3mm
- Mất răng lâu năm, xương hàm bị tiêu nhiều, kèm theo tình trạng thoái hóa, cần bổ sung lượng lớn thể tích, mật độ xương.
- Đáy xoang có các vấn đề như có vách ngăn, xơ dính, gồ ghề hoặc chứa dịch trong lòng xoang…
Có thể bạn quan tâm: Trụ Implant bị đào thải – Dấu hiệu và cách khắc phục
Quy trình cấy ghép Implant có nâng xoang
Quy trình cấy ghép implant có nâng xoang sẽ có đôi chút khác biệt giữa kỹ thuật nâng xoang kín và nâng xoang hở. Cụ thể:
Quy trình cấy ghép implant nâng xoang kín
Bước 1: Thăm khám, tư vấn
Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, đồng thời chỉ định người bệnh chụp CT để xác định chính xác tình trạng tụt xương hàm cũng như vị trí và lượng xương cần cấy ghép. Từ đó giúp quá trình nâng xoang được thực hiện nhanh chóng và chuẩn xác.
Bước 2: Sát khuẩn và gây tê
Để tránh tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho quá trình cấy ghép, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng người bệnh thật kỹ lưỡng. Sau đó bệnh nhân sẽ được gây tê tại vị trí phẫu thuật để không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình thực hiện nâng xoang hay cấy implant.
Bước 3: Mở đường nhỏ dưới chân răng
Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ dài khoảng 3.6mm bên dưới chân răng để tạo lối dẫn, cho phép đưa các dụng cụ y tế vào đáy xoang để thực hiện nâng xoang.
Bước 4: Nâng xoang hàm với ống đẩy chuyển dụng
Bác sĩ sẽ sử dụng ống đẩy chuyên dụng, đưa qua lối dẫn đã được tạo từ đường rạch dưới chân răng đến xoang hàm để nâng xoang hàm lên.
Bước 5: Ghép xương
Sau khi nâng xoang bằng ống đẩy, vật liệu xương sẽ được bơm vào bên trong nhờ ống bơm chuyên dụng. Đến khi đủ lượng xương cần thiết, quá trình này sẽ dừng lại.
Bước 6: Cắm trụ implant và khâu vạt nướu
Tại bước này, bác sĩ sẽ cắm trụ implant vào vị trí cần thiết để tích hợp với xương hàm và phần xương vừa được cấy ghép. Sau đó tiến hành khâu vạt nướu bằng chỉ tự tiêu.
Bước 7: Chụp phim kiểm tra
Sau khi hoàn tất quá trình nâng xoang kín cấy ghép implant, bác sĩ sẽ cho người bệnh chụp lại phim một lần nữa để kiểm tra tình trạng trụ implant. Nếu phát hiện những bất thường, chúng sẽ được tháo ra, chờ một thời gian cho màng xoang ổn định rồi mới cắm lại.
Quy trình cấy ghép implant nâng xoang hở
Quy trình cấy ghép implant nâng xoang hở được thực hiện như sau:
Bước 1: Thăm khám, tư vấn
Tương tự như quy trình cấy ghép implant nâng xoang kín, trước khi bắt tay vào cấy ghép implant nâng xoang hở, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng và chỉ định bệnh nhân CT để đánh giá mức độ tụt của xoang hàm, đồng thời xem xét tình trạng đáy xoang và phát hiện những bất thường tại đây như xơ dính, gồ ghề, đọng dịch và các dị tật khác… Từ đó đưa ra tư vấn về phác đồ phù hợp.
Bước 2: Sát khuẩn và gây tê
Sau khi thống nhất phác đồ dưới sự tư vấn của bác sĩ, bệnh nhân sẽ được vệ sinh toàn bộ khoang miệng, sau đó gây tê tại vị trí cần nâng xoang để quá trình phẫu thuật diễn ra nhẹ nhàng, không gây đau đớn.
Bước 3: Mở nướu
Với kỹ thuật nâng xoang hở, bác sĩ sẽ rạch niêm mạc màng xương dọc theo sống hàm ngay tại khu vực cần cấy ghép (Tùy trường hợp, vết rạch mở nướu có thể có hình tròn hoặc vuông). Tiếp đó, niêm mạc màng xương sẽ được tách ra, để lộ bề mặt vị trí xương hàm cần cấy ghép.
Bước 4: Bóc tách và nâng màng xương
Bác sĩ sẽ dùng kẹp nha khoa chuyên dụng, nhẹ nhàng nâng màng xương lên và giữ chúng ở nguyên vị trí.
Bước 5: Ghép xương nhân tạo và cố định đáy màng xoang
Tiếp đến, bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương vào vùng dưới màng xoang thông qua lỗ khoan cho đến khi vị trí này có đủ khối lượng xương cần thiết.
Bước 6: Đóng niêm mạc và lên lịch cấy trụ implant
Sau khi ghép xương nâng xoang hoàn tất, sẽ đến bước khâu đóng niêm mạc. Cuối cùng bác sĩ sẽ lên lịch hẹn tái khám và cấy implant cho người bệnh khi vết thương đã lành.
Lưu ý sau khi nâng xoang khi trồng implant
Nâng xoang là kỹ thuật quan trọng, cần thiết với nhiều trường hợp trồng implant sau mất răng. Thông thường, sau khi nâng xoang, người bệnh sẽ cần chờ một khoảng thời gian nhất định để màng xoang và xương hàm ổn định rồi mới có thể đặt implant. Để quá trình này diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, bệnh nhân sẽ cần lưu ý một số vấn đề như:
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc và vệ sinh, chăm sóc răng miệng.
- Tránh tác động mạnh đến vết thương: Hãy vệ sinh răng miệng thật nhẹ nhàng, thận trọng, tuyệt đối không dùng tăm, bàn chải hay tăm nước tác động trực tiếp đến vị trí phẫu thuật.
- Nên ăn các thực phẩm mềm, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi, vitamin A, D… để thúc đẩy quá trình lành thương.
- Tránh ăn các thực phẩm quá cay, quá nóng hoặc nhiều acid bởi chúng có thể tác động xấu đến vết thương, khiến quá trình liền thương diễn ra lâu hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không dùng ống hút, hạn chế khạc nhổ, hắt hơi mạnh: Khoảng thời gian 2 – 3 tháng đầu sau phẫu thuật nâng xoang, người bệnh cần tránh sử dụng ống hút, không khạc nhổ hay hắt hơi mạnh để hạn chế tác động nhiều đến vị trí phẫu thuật, gây tổn thương thêm.
- Tránh những khu vực có sự thay đổi áp suất: Việc thay đổi áp suất đột ngột có thể làm vết thương bị ảnh hưởng, do đó khi mới nâng xoang, bệnh nhân cần tránh đi lặn biển hoặc di chuyển bằng máy bay…
- Tránh các công việc nặng nhọc: Trong một số trường hợp, các hoạt động phải tiêu tốn nhiều sức lực cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình lành thương của màng xoang.
- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích…
Xem tiếp: Biến chứng có thể gặp khi cấy implant
Nha khoa Thúy Đức – địa chỉ trồng implant uy tín, an toàn tại Hà Nội
Nâng xoang là kỹ thuật tiên tiến, giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt xương và tụt xoang hàm trước khi thực hiện cấy ghép implant. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật rất phức tạp, để đảm bảo an toàn và thành công, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề và chuyên môn cao.
Với hơn 18 năm thành lập và phát triển, nha khoa Thúy Đức tự hào là địa chỉ nâng xoang cấy ghép implant uy tín hàng đầu tại Hà Nội với đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, chuyên sâu, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống phòng khám – điều trị vô trùng và trang thiết bị hiện đại, thường xuyên cập nhật các công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới.
Đến với nha khoa Thúy Đức, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất từ khâu tiếp đón, tư vấn cho đến quá trình thăm khám và điều trị. Mỗi khách hàng khi đến thăm khám, điều trị tại đây đều được lên một phác đồ riêng biệt, cùng với đó là quy trình nâng xoang hàm, cấy ghép implant chuẩn y khoa, đảm bảo các yếu tố:
- An toàn, nhanh chóng, chuẩn xác
- Tỷ lệ thành công cao, hạn chế tối đa biến chứng
- Sử dụng vật liệu chất lượng cao, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe
- Chi phí hợp lý, minh bạch.
Trên đây là những thông tin hữu ích về kỹ thuật nâng xoang hàm trồng implant. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ hotline 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY.